Mỗi thành phố đều có các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa, truyền thống của địa phương đó, Okayama Nhật Bản cũng là một trong số những thành phố nổi tiếng với các lễ hội như: Lễ hội Setouchi Triennale, Lễ hội Hadaka,... Trong đó, Tanabata được coi lễ hội truyền thống lớn nhất tỉnh Okayama. Đây là một lễ hội bắt nguồn từ Qixi nói về mối lương duyên của Ngưu lang : 彦星 và Chức nữ: 織姫 của Trung Quốc, được tổ chức vào đêm ngày 6/7 và kết thúc vào sáng ngày 7/7.
Ngày 23/09/2023 vừa qua, Ban lãnh đạo Công ty Âu Cơ đã tham gia buổi lễ Giao lưu văn hóa Okayama-Việt Nam tại trường Cấp 3 Nông nghiệp Nam Định. với sự góp mặt của nhiều đơn vị và các Nghệ sĩ Nhật Bản. Cùng Âu Cơ điểm qua một số hoạt động thú vị của thầy trò trường Nam Định trong buổi lễ này nhé!
Thầy trò trường Nam Định tự tay làm đồ ăn cho mọi người, trong đó có cả món Sakubei. Sakubei là loại bánh của Trung Quốc. Ở Trung Quốc từng có phong tục ăn bánh Sakubei vào ngày lễ thất tịch để cầu nguyện thần linh cho gia sự bình an. Món bánh được uốn thành hình xoắn ốc và đem chiên lên có hình dạng khá giống mì somen. Không chỉ vậy, sợi mì somen khiến người ta liên tưởng đến sợi chỉ dệt của Chức Nữ, thế nên phong tục cúng mì somen cũng bắt đầu phổ biến trong nước.
Các bạn học sinh cùng treo điều ước lên cành trúc. Treo ước nguyện lên cành trúc có thể nói là một trong những phong tục độc đáo của xứ sở Phù Tang. Dù có nhiều giả thuyết nhưng từ xưa, tre trúc được xem là vật linh thiêng do hướng lên trời mọc thẳng, đầy uy lực và ẩn chứa sức mạnh của sinh mệnh nên được cho là nơi thần linh trú ngụ. Việc dùng chỉ dệt ngũ sắc treo trên cây trúc là bắt nguồn của phong tục trang trí Tanabata. Về sau, chỉ ngũ sắc chuyển thành vải lụa và phong tục cũng bắt đầu lan rộng trong tầng lớp dân thường. Hàng tre trúc bắt đầu được trang trí trước mọi nhà vào ngày lễ, nhưng lúc bấy giờ vải lụa khá đắt đỏ nên họ lấy giấy dùng thay. Và đó cũng là hình dạng nguyên thủy của giấy tanzaku cho đến bây giờ.
Các bạn học sinh được trải nghiệm ngắm nhìn bầu Trời trăng sao bằng các loại kính viễn vọng.
Chiêm ngưỡng đèn lồng Ngưu Lang - Chức Nữ của nhà chế tác SAKURAI Shun.
Chiêm ngưỡng phong cảnh 4 mùa và động vật hoang dã Nhật Bản
qua tác phẩm của 2 nhiếp ảnh gia ABO Naoki và YAMASHITA Soichiro.
· Áo giấy (紙衣): Cầu cho kỹ năng thêu vá của bé gái được giỏi hơn
· Túi vải (巾着): Cầu cho tiền tài vào nhiều
· Lưới bắt cá (投網): Cầu cho đánh vớt được nhiều cá, mùa cá bội thu
· Thùng rác (屑籠): Giữ gìn đồ đạc xung quanh ngăn nắp, gọn gàng
· Dải băng cờ (吹き流し): Cầu mong được may dệt giỏi như Chức Nữ
· Hạc giấy (千羽鶴): Cầu cho gia đình nhiều sức khỏe, sống lâu
· Giấy ước nguyện (短冊): Cầu cho ước nguyện được thành, chữ viết đẹp hơn
- CÔNG TY TNHH NGUỒN NHÂN LỰC ÂU CƠ -