Ngành xuất khẩu lao động tại Việt Nam dần trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Người lao động có thể chọn được công việc phù hợp với mình, được đào tạo bài bản về chuyên môn, kiếm được thu nhập cao hơn. Thế nhưng cuộc sống xa nhà chưa bao giờ là dễ dàng. Cùng lắng nghe tâm sự về cuộc sống Thực tập sinh Nhật Bản như thế nào? Họ sinh sống và làm việc ra sao ở nơi đất khách quê người?
1. Những thay đổi đến với bạn khi làm việc tại Nhật Bản
Mỗi bạn Thực tập sinh đến với đất nước Nhật Bản để làm việc đều mang trong mình một câu chuyện riêng. Tuy nhiên, mục tiêu chung của các bạn đều là mong muốn học hỏi và phát triển bản thân, xây dựng một tương lai mới, tìm nguồn thu nhập ổn định, giúp đỡ gia đình và những người thân yêu xung quanh mình sau khi về nước. Những thay đổi sau về môi trường, văn hoá, ngôn ngữ… sẽ đến với bạn khi sang Nhật làm việc:
Thay đổi môi trường sống
Thay đổi môi trường sống đôi khi là một điều tốt. Bạn có thể học thêm nhiều điều thú vị ở một môi trường sống mới. Cuộc sống Thực tập sinh ở Nhật Bản tuy khác lạ nhưng chắc chắn bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong môi trường hiện đại, tiên tiến nhất. Nhớ nhà, nhớ gia đình, bạn bè là những điều không thể tránh khỏi. Đôi lúc bạn còn cảm thấy lạc lõng và cô đơn vì không có ai để san sẻ cảm xúc. Hiểu được điều đó, các hội nhóm của người lao động Việt Nam tại Nhật thường tổ chức các buổi tiệc, dã ngoại, họp mặt nhỏ sau giờ làm để mọi người cùng quê hương có cơ hội giao lưu, chia sẻ giúp làm giảm đi nỗi cô đơn, giúp các Thực tập sinh vui vẻ hơn.
Văn hoá khác biệt
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng biệt. Dù cùng thuộc nền văn hóa Châu Á nhưng nền văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản vẫn có những điểm riêng. Để có thể hòa nhập vào cuộc sống ở Nhật, cách nhanh nhất không chỉ là chuyên tâm học tiếng mà các Thực tập sinh cần phải quan sát và học cách ứng xử trong đời sống hằng ngày của người dân địa phương tại nơi bạn sinh sống. Tại Nhật Bản tồn tại rất nhiều văn hoá như:
- Văn hóa chào hỏi
Tại Nhật có những nghi thức, quy tắc truyền thống trong giao tiếp mà người Nhật Bản bắt buộc phải tuân theo như lời chào, kiểu chào. Người Nhật cực kỳ tôn trọng thứ bậc về tuổi tác, về cấp bậc trong công việc nên cách chào hỏi theo thứ bậc hay cấp bậc cũng khác nhau. Mức độ cúi người khi chào hỏi luôn là một thách thức cho những người mới đến Nhật sống và làm việc. Thậm chí trong vài trường hợp, sử dụng bút đỏ hay bút đen cũng khiến bạn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định đấy.
- Văn hóa đúng giờ
Một điều dễ nhận thấy là người Nhật rất đúng giờ – đó là nhận định mà hầu hết người nước ngoài đưa ra khi tiếp xúc với người Nhật, với văn hoá Nhật.
- Văn hóa làm việc
Người Nhật khi làm việc thường lập kế hoạch cụ thể và luôn tuân thủ theo kế hoạch đó để tiến hành công việc. Công ty Nhật đề cao khả năng chia sẻ kiến thức, giúp đỡ người khác cùng phát triển, chứ không đề cao một tài năng sáng chói tách biệt.
Môi trường làm việc
Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam có thói quen “đi trễ về sớm”, điều này trái ngược hoàn toàn với người Nhật. Người Nhật luôn được đánh giá là có tính kỷ luật, nguyên tắc cao trong quá trình làm việc. Bạn phải rèn luyện tính ngăn nắp, làm việc theo kế hoạch để dễ dàng bắt kịp lịch trình và công việc của tập thể. Người Nhật thường lên kế hoạch cụ thể cho công việc của họ và đều được ghi chú vào một cuốn sổ hoặc cuốn lịch để nhắc nhở công việc cần làm. Họ luôn đề cao tinh thần trách nhiệm và đảm bảo hiệu suất công việc mà họ đảm nhận.
2. Cuộc sống của Thực tập sinh Nhật Bản
Thu nhập của Thực tập sinh khi sang Nhật làm việc được nâng cao đáng kể nhờ việc tăng ca. Bạn cũng có thể học tập, trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm cũng như tài chính để có cơ hội thăng tiến trong công việc, tìm được vị trí, nghề nghiệp có mức thu nhập cao hơn sau khi về Việt Nam. Tuy cuộc sống tại Nhật có chút vất vả và cô đơn, nhưng bù lại, bạn sẽ nhận được khoản thu nhập cao hơn. Mở rộng kiến thức nghề nghiệp, quen biết thêm nhiều bạn bè và có thể du lịch đây đó để mở rộng thêm nhiều kiến thức xã hội của mình.
Công việc
Cuộc sống Thực tập sinh ở Nhật Bản không phải lúc nào cũng màu hồng. Thế nhưng, chỉ cần bạn trau dồi cho mình những kỹ năng chuyên môn, tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc và rèn luyện được cho mình tính kỷ luật cao thì bạn có thể dễ dàng thích ứng tốt cuộc sống và môi trường làm việc nơi đây. Nguyên tắc 5S của người Nhật trong công việc:
- Seiri: người Nhật làm việc phải có lịch trình, kế hoạch cụ thể và sẽ được ghi chú vào một cuốn sổ để nhắc nhở công việc cần làm.
- Seiton: họ sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, dễ tìm, dễ thấy và dễ lấy, luôn luôn tuân theo quy chuẩn nơi làm việc. Đây là nền tảng cho việc thực hiện công việc một cách nghiêm túc, thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc của họ.
- Seiso: người Nhật sạch sẽ, vệ sinh thiết bị, dụng cụ và nơi làm việc, ý thức rõ trách nhiệm công việc.
- Seiketsu: luôn thực hiện nguyên tắc 3S trên và chăm sóc nơi làm việc chu đáo.
- Shitsuke: sẵn sàng giáo dục, rèn luyện để mọi người tuân thủ 4 nguyên tắc trên một cách tự giác.
Di chuyển
Nhật Bản là một quốc gia có sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, và điều đó được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống và giao thông cũng không ngoại lệ. Vì thế Thực tập sinh cần lưu ý những quy tắc khi tham gia giao thông ở Nhật.
- Dành cho người đi bộ: Bạn phải tuân thủ nghiêm tín hiệu đèn giao thông và các hệ thống biển báo. Với những đoạn đường có vỉa hè thì phải đi trên vỉa hè, trong trường hợp không có vỉa hè sẽ đi bên phải lề đường.
- Dành cho người đi xe đạp: Xe đạp đi 1 hàng phía bên trái của lòng đường (sát vỉa hè). Một số trường hợp xe đạp được phép đi trên vỉa hè nếu có biển báo cho phép. Khi đi vào tuổi tối phải bật đèn hoặc gắn thiết bị phản quang để cảnh báo các phương tiện khác. Ngoài ra, một điểm cần đặc biệt lưu ý là bạn chỉ được phép đi một mình trên phương tiện xe đạp.
- Dành cho xe máy và ô tô: Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và hệ thống biển báo là điều tất yếu. Tại Nhật nếu bạn chưa lấy được bằng lái xe hoặc uống rượu bia khi lái xe sẽ bị phạt rất nặng hoặc có thể bị tước bằng vĩnh viễn.
Những nguyên tắc bất thành văn về văn hoá sử dụng thang cuốn
Khi sử dụng thang cuốn, mọi người sẽ đứng bên trái, bên phải để cho những người muốn đi nhanh hoặc muốn vượt lên trên. Tuy nhiên, ở Osaka thì ngược lại. Những vùng gần Osaka dành phía bên trái cho những người muốn đi bộ.
Người Nhật khi đi thang cuốn sẽ đứng sang 1 bên nhường đường cho người khác
Khác biệt ngôn ngữ
Khác biệt ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi khi làm việc tại một quốc gia khác. Mặc dù bạn có học tiếng Nhật trước đó nhưng có đôi lúc sẽ không thể hiểu được họ nói gì. Một số kinh nghiệm trau dồi tiếng Nhật trong thời gian làm việc tại đây:
- Tích cực giao tiếp, không nên ngại giao tiếp.
- Để ý cách nói của người Nhật và học theo.
- Biến việc học tiếng Nhật thành niềm vui, sở thích của mình (Đọc tạp chí, truyện tranh, bài hát…)
- Đặt mục tiêu để nâng cao tiếng Nhật như: cơ hội được tăng lương, thăng cấp, du học…
- Nâng cao vốn từ vựng thường xuyên, khi có cơ hội mang ra sử dụng.
Chi tiêu tại Nhật
Hàng tháng, ngoài những khoản tiền phải đóng theo nghĩa vụ (tiền thuế, tiền bảo hiểm), Thực tập sinh còn phải đóng thêm các khoản chi phí khác như: thuê nhà ở, điện nước, gas, chi phí sinh hoạt, ăn uống… Vì vậy, trong quá trình sinh sống và làm việc ở Nhật, người lao động cần phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý để có thể tích lũy được một khoản tiền lớn làm vốn khi quay trở về nước. Hãy bỏ qua những lần tụ tập bạn bè, liên hoan tiệc tùng không đáng có, tập trung vào làm việc và rèn luyện, trau dồi thêm kinh nghiệm.
Thực tập sinh cần chi trả nhiều khoản tiền
3. Khó khăn khi sống và làm việc tại Nhật
Về sức khỏe
Sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng do sự khác biệt về khí hậu, môi trường, thời tiết. Ngoài ra, những thay đổi trong sinh hoạt như giờ giấc ngủ nghỉ, thời gian làm việc và công suất làm việc cũng khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi vào khoảng thời gian đầu thích nghi. Một vài công việc còn đòi hỏi bạn phải làm việc với băng chuyền tự động, đứng suốt thời gian làm việc. Điều này cũng khiến một số bạn bị chóng mặt do say băng chuyền, quá sức vì đứng lâu. Vì vậy, rèn luyện thể lực thường xuyên là việc bạn không nên bỏ qua.
Về áp lực tinh thần
Ở Nhật, văn hóa senpai – kohai (tiền bối – hậu bối) rất rõ ràng và phổ biến. Thế hệ đàn em sẽ học hỏi và làm theo những chỉ dẫn của đàn anh đi trước. Hậu bối phải kính trọng và học hỏi nhiều điều từ các tiền bối. Nhật còn có văn hóa gọi là “Tinh thần Omotenashi”. Omotenashi tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm trong công việc, sự tôn trọng đồng nghiệp, cách ứng xử phù hợp với cấp trên. Nếu không hòa nhập với văn hoá này, bạn sẽ dễ cảm thấy vô cùng áp lực và mệt mỏi trong sinh hoạt, công việc và tất cả các mối quan hệ.
Về áp lực công việc
Văn hóa đặc trưng của người Nhật đề cao sự đúng giờ, chính xác, nguyên tắc và kỷ luật. Trong công việc đòi hỏi người lao động làm việc với cường độ cao, kỷ luật lao động chặt chẽ, tác phong khẩn trương, giờ nào việc đó nên gần như là không có nhiều thời gian chết trong quá trình làm việc. Đây là một yếu tố được đề cập rất nhiều trong các nhật ký của Thực tập sinh Nhật Bản. Nếu không biết trước điều này hoặc không tìm cách thích nghi thì dù là khi mới sang Nhật hay đã có một thời gian làm việc thì vẫn sẽ cảm thấy nơi làm việc khắc nghiệt và công việc luôn khó khăn áp lực.
4. Lợi ích khi sinh sống và làm việc tại Nhật
Về thu nhập
Hiện nay mức lương cơ bản của Thực tập sinh Nhật Bản dao động từ 130.000 đến 180.000 Yên/tháng. Tính theo tỷ giá yên Nhật hiện tại thì mức lương của Thực tập sinh Nhật tương đương từ 26.000.000 đến 37.000.000 đồng/tháng. Mức thu nhập này bằng với mức lương của một trưởng phòng tại doanh nghiệp trong nước.
Về kinh nghiệm làm việc và trình độ tiếng Nhật
Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và trình độ khoa học kỹ thuật cao. Khi làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp Nhật Bản, người lao động sẽ được tiếp xúc với những máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại. Từ đó, họ sẽ được phát triển tay nghề cũng như chuyên môn kỹ thuật. Đồng thời rèn luyện được tác phong làm việc chuyên nghiệp như người Nhật.
Với vốn ngôn ngữ tích lũy được trong quá trình lao động tại Nhật, khi về nước Thực tập sinh có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm có thu nhập cao tùy theo trình độ tiếng Nhật, kinh nghiệm làm việc, khả năng tư duy và thích nghi với môi trường làm việc mới nhanh chóng.
Về ý thức xã hội
Nhật Bản nổi tiếng với nhiều văn hóa đáng học hỏi. Tại Nhật, các vấn đề nhỏ nhất như xếp hàng, đỗ xe đạp, vệ sinh nơi công cộng đến những vấn đề lớn hơn như tăng ca, làm thêm cũng có những quy định khác nhau cần phải tuân thủ. Phần lớn Thực tập sinh sau khi về nước vẫn duy trì những văn hóa tốt này. Điều này góp phần cho xã hội Việt Nam văn minh và tốt đẹp hơn.
Về cơ hội việc làm trong tương lai
Phần lớn Thực tập sinh Nhật Bản sau khi về nước đều làm việc trong các công ty Nhật, các công ty có vốn đầu tư của Nhật hay các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Nhật Bản ở những vị trí tốt hơn so với những bạn bè đồng trang lứa chưa từng đi Nhật làm việc…
Cuộc sống Thực tập sinh Nhật Bản ban đầu tuy có nhiều khó khăn và vất vả, thế nhưng chỉ cần bạn bắt được nhịp sống tại đây chắc chắn bạn sẽ hòa nhập nhanh chóng. Hy vọng những tâm sự về cuộc sống của Thực tập sinh tại Nhật Bản sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về con người và nếp sống nơi đây. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hình dung được cuộc sống tại Nhật. Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ cho mình hành trang sang Nhật làm việc các bạn nhé.