Cận thị là bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, cơ hội được làm việc ở một số ngành nghề đặc trưng bị hạn chế do không đáp ứng được điều kiện của nhà tuyển dụng. Vậy những người bị cận có đi XKLĐ Nhật được không? Nên chọn đơn hàng đi Nhật nào tốt? Mổ mắt cận có đi Nhật làm việc được không? Tất cả những câu hỏi đó đều được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ, bạn nhé!
Tật khúc xạ cận thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng gây ra?
Bị cận thị là gì?
Cận thị là tật khúc xạ ở mắt và có xu hướng tăng cao ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, người đi làm. Người bị cận sẽ gặp khó khăn khi nhìn sự vật và hiện tượng xung quanh. Cận thị có thể tăng độ theo thời gian.
Nguyên nhân gây ra cận thị
Đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nêu lên lý do chính xác của sự tăng nhanh số người mắc tật cận thị trong thời gian gần đây. Tuy nhiên tình trạng mệt mỏi do sử dụng máy tính, màn hình điện thoại thường xuyên kéo dài cũng là một phần tác nhân gây ra tật khúc xạ cận thị. Nhiều bác sĩ chuyên khoa còn cho rằng yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân.
Triệu chứng của người bị cận thị
Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay và gây khó khăn trong việc quan sát vật ở xa. Đối với những người bị mắc bệnh cận thị biểu hiện thường thấy như sau:
– Hạn chế khả năng quan sát những vật thể ở xa. Khoảng cách có thể nhìn thấy phụ thuộc vào mức độ cận nặng hay nhẹ của mỗi người.
– Hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc do đó khi người cận thị nhìn vật ở xa thường phải nheo mắt hay nghiêng đầu.
– Khi thực hiện công việc đọc báo, xem tivi hoặc chơi thể thao phải đeo kính để nhìn rõ hơn.
– Tập trung nhìn một vật lâu có hiện tượng chảy nước mắt, mỏi mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
Bị cận có đi XKLĐ Nhật được không?
Câu trả lời là CÓ nha các bạn. Thị lực là yếu tố rất quan trọng để người lao động có thể quan sát làm việc. Chính vì vậy khi tuyển lao động sang Nhật làm việc, các công ty tuyển dụng rất chú ý tới vấn đề này. Mặc dù bị tật khúc xạ cận thị không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến hiệu suất lao động. Đặc biệt những công việc đòi hỏi sự chính xác cao thì những người bị cận nặng sẽ không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Tuy nhiên trên thực tế, có đến 90% các đơn đi Nhật ĐỀU NHẬN ứng viên bị cận, trừ một số đơn hàng đặc biệt. Đối với trường hợp bị cận quá nặng thì sau khi mổ mắt vẫn tham gia phỏng vấn đi Nhật như bình thường. Việc mổ cận thị không chỉ giúp bạn thực hiện ước mơ sang Nhật làm việc mà còn giúp hoạt động hàng ngày thuận dễ dàng lợi hơn. Nhưng bạn hãy thận trọng khi tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện mổ cận nhé!
Lưu ý: Mổ mắt chỉ áp dụng đối với những người trên 18 tuổi khi giác mạc đủ giày, độ cận ổn định. Ngoài ra không bị mắc các bệnh lý về mắt như lác, nhược thị, bệnh võng mạc, viêm nhiễm…
Đối với nhóm bệnh về mắt, những LĐ mắc các bệnh sau sẽ không đủ điều kiện tham gia phỏng vấn đi Nhật:
– Viêm màng bồ đào
– Thoái hóa võng mạc
– Sụp mí từ cấp độ 3 trở lên
– Quáng gà
– Thiên đầu thống
– Viêm thần kinh thị giác
– Đục nhân mắt
– Và một số các bệnh về mắt cấp tính như viêm màng bồ đào cấp, viêm thị thần kinh cấp.
Lưu ý quan trọng khi đo thị lực mắt khi khám sức khỏe đi Nhật
Theo quy trình, sau khi có form kết quả sức khỏe từ bệnh viện, công ty phái cử sẽ gửi sang công ty tiếp nhận tại các bạn ở Nhật. Đồng thời, khi phỏng vấn đi Nhật, phiên dịch viên sẽ dịch theo form kết quả sức khỏe đó. Những ứng viên có thị lực tốt sẽ có nhiều ưu thế hơn ứng viên có thị lực kém.
Vậy nên, để có kết quả đo thị lực mắt tốt khi khám sức khỏe đi Nhật, các bạn cần lưu ý:
– Chỉ đo thị lực khi mắt trong trạng thái tốt nhất. Nếu có dấu hiệu hoa mắt, đau mắt, chóng mặt, … thì không vội đo ngay
– Trước thời gian khám sức khoẻ đi Nhật, bạn hãy ngủ đủ giấc, dùng ít máy tính, điện thoại, …để mắt sáng khỏe